Bệnh cơ ức đòn chũm là bệnh gây dị tật nặng nề về vận động cũng như thẩm mỹ của trẻ, đặc biệt là vận động cổ. Bệnh có thể điều trị bảo tồn nếu được phát hiện sớm, việc can thiệp điều trị sớm là rất quan trọng và cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh cơ ức đòn chũm thông qua bài viết này nhé!
Bệnh cơ ức đòn chũm là gì?
Bệnh cơ ức đòn chũm là một tật diễn ra trên trẻ sơ sinh do cơ chế ức đòn chũm bị co rút xơ hóa. Nguyên nhân thường thấy là tư thế nằm của thai nhi trong lúc mang thai hoặc gặp một số sự cố trong lúc sinh dẫn đến cơ ức đòn chũm bị xơ hóa tạo khối u chèn ép mạch máu, cơ làm cho đầu của trẻ nghiêng về một bên và nhìn về phía đối diện. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ khi lớn lên.
Vị trí cơ ức đòn chũm
Biểu hiện bệnh cơ ức đòn chũm
Trẻ sau khi sinh cơ đòn chũm nổi lên như một sợi dây cung kéo lệch đầu về một bệnh và mặt nghiêng về phía đối diện. Có thể sờ thấy khối u chắc trên cơ ức đòn chũm. Chụp X quang không thấy tổn thương đốt sống cổ biểu hiện bất thường nên cần đến bệnh viện để làm chẩn đoán phân biệt với các trường hợp bị vẹo cổ do nguyên nhân khác (bệnh về xương khớp ,thần kinh, nhiễm trùng …) không được điều trị theo phương pháp này.
Trẻ mắc bệnh cơ ức đòn chũm sẽ bị nghiêng đầu về một bên
Cách điều trị bệnh cơ ức đòn chũm
Bệnh cơ ức đòn chũm sẽ được chữa trị tốt hơn nếu nó được phát hiện sớm, càng để muộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ. Một số cách để điều trị bệnh này như sau:
- Điều trị bảo tồn (phi phẫu thuật): Thích hợp với trẻ dưới một tuổi, sau sinh được 2 tuần tuổi nên tiến hành trị liệu, có thể chườm nóng cục bộ, xoa bóp, nắn chỉnh và cố định đầu (Khi trẻ ngủ có thể dùng bao cát để cố định đầu) mục đích làm giãn, mềm cơ bị co cứng, phục hồi chức năng của cột sống cổ.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Thường áp dụng đối với trẻ trên một tuổi, sau khi đã được điều trị bảo tồn tích cực, đúng phương pháp trên 6 tháng mà không có kết quả. Thường phẫu thuật cắt cả 2 đầu dưới của cơ ức đòn chũm, sau đó cố định thạch cao 3-4 tuần và lại tiếp tục phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu.
Phẫu thuật và cố định đầu trẻ mắc bệnh u cơ ức đòn chũm
- Điều trị bằng xoa bóp: mục đích: Thư cân, hoạt huyết, thông lạc. Nắn chỉnh đầu cổ, cải thiện và hồi phục chức năng hoạt động của cột sống
>>>Có thể bạn cần biết: Một số chia sẻ về bệnh u cơ ức đòn chũm ở trẻ sơ sinh<<<
Một số lưu ý khi thực hiện điều trị vật lý trị liệu
Khi thực hiện điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu bạn cần lưu ý và dừng tập luyện lại ngay khi thấy những biểu hiện sau ở trẻ:
- Trẻ khóc,chống đối.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái, không được làm giãn bằng cách cưỡng bức.
- Nên tập luyện trước khi cho ăn.
- Cố gắng làm trẻ thư giãn, dễ chịu, vui vẻ (làm cho quá trình luyện tập thành vui đùa với trẻ).
Hiện nay phương pháp điều trị bằng vật lí trị liệu đang là một phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả mà nó đem lại cho trẻ trong quá trình trị liệu.
Xoa bóp giúp cải thiện và phục hồi chức năng vận động cổ
Thời gian để tập vật lí trị liệu tốt nhất là trong 3 tháng đầu lúc cơ của bé còn mềm mại và bé chưa biết nhiều. Nếu đúng là bé bị u cơ ức đòn chũm thì sẽ được hướng dẫn tập vật lí trị liệu cổ cho bé. Thông thường cha mẹ sẽ được hướng dẫn vài ngày cách tập và sẽ tự tập cho bé là chủ yếu.
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh cơ ức đòn chũm, nếu bạn vẫn còn băn khoăn lo lắng về các vấn đề liên quan đến bệnh hay cách điều trị phù hợp thì hãy liên hệ đến trung tâm của chúng tôi – lớp vật lý trị liệu dành cho trẻ sơ sinh nguyenkimthuy.com. Đến với trung tâm bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi các y bác sĩ nơi đây là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bạn sẽ nhận được sự tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh cơ ức đòn chũm tốt nhất hiện nay.
——————-——————-
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Kim Thuỳ
Hotline: 0983 44 66 95 – 0902 799 706
Website: http://nguyenkimthuy.com
Youtube | https://youtube.com/nguyenkimthuy
Facebook | https://goo.gl/KWwKVZ