Trẻ của bạn chậm phát triển hơn các trẻ cùng trang lứa, thường chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi. Trẻ gặp khó khăn khi mút bú, nhau, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng – lưỡi và cơ nhai kém. Trẻ gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, cởi mặc quần áo, đi vệ sinh, chải đầu, vệ sinh thân thể và di chuyển. Đây là những dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết của trẻ mắc bệnh bại não. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm, bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh bại não đúng phương pháp và hợp lí nhất. Nguyên nhân bại não rất nhiều, tuy nhiên vẫn chỉ xoay quanh những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ người mẹ và môi trường xung quanh.
Nguyên nhân bại não
Để hạn chế số lượng trẻ sơ sinh mắc phải bệnh bại não, chúng ta cần phải nắm rõ những cách phòng ngừa căn bệnh này. Vậy việc làm đầu tiên là phải hiểu rõ những nguyên nhân bại não thường gặp, từ đó mới có thể đưa ra những cách thức phòng ngừa hợp lí. Các nguyên nhân bại não chủ yếu được chia thành 3 nhóm thời gian trước, trong, và sau khi sinh. Ở mỗi thời điểm, những nguyên nhân bại não là hoàn toàn khác nhau và các bậc phụ huynh nên nắm rõ.
Trước khi sinh, người mẹ đã từng bị sảy thai trước đó, hoặc bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai. Người mẹ bị chấn thương, dùng nhiều thuốc kháng sinh khi mang thai. Mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, đái tháo đường khi mang thai cũng là những nguyên nhân bại não ở trẻ. Tư thế thai nhi bất thường trong bụng mẹ, thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật não.
Trong khi sinh, trẻ bị sinh non (dưới 37 tuần) là một nguyên nhân bại não thường gặp
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh bại não rất cao, cao gấp 30 lần một đứa trẻ được sinh đầy đủ tháng. Khi sinh, trẻ có cân nặng thấp (dưới 2.500 gam) cũng là một nguy cơ dẫn đến bại não ở trẻ. Quá trình sinh khó, phải dùng các biện pháp hỗ trợ như giác hút, trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxy não cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.
Sau khi sinh, trẻ bị chảy máu não – màng não. Trẻ bị viêm não, viêm màng não do nhiễm khuẩn thần kinh. Trong quá trình sinh hoạt, trẻ bị ngã, tai nạn, hay bị đánh đập dẫn đến chấn thương sọ não cũng là một trong những nguyên nhân bại não ở trẻ.
Co giật do sốt cao đơn thuần, ỉa chảy mất nước nặng cũng là những nguyên nhân gây tổn thương não
>>>Có thể bạn cần biết: Bại não ở trẻ có chữa được không và cách chữa trị như thế nào?<<<
Bại não có di truyền không?
Nếu trong gia đình bạn có người bị động kinh, bại não và chậm phát triển tâm thần thì đây cũng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ bị bại não cao ở trẻ. Tuy yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh bại não nhưng tồn tại yếu tố dễ lây nhiễm bệnh liên quan tới bại não. Theo nghiên cứu thì yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 1,6% trong tất cả các trường hợp mắc bại não. Vấn đề của việc ảnh hưởng di truyền có thể phát triển hoặc hình thành phức tạp gây nên một số ảnh hưởng bất thường với trẻ. Môi trường và các thế hệ trong gia đình có thể bị ảnh hưởng vì những sự thay đổi này, vì thế nên có trường hợp trong gia đình có nhiều hơn 1 người mắc bại não.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh học trẻ em với tiêu đề “Các yếu tố di truyền của cerebral palsy” xác định yếu tố này liên quan đến chứng bại não co cứng, đầu nhỏ, suy giảm trí tuệ và co giật. Còn một số yếu tố khác như môi trường độc hại, khói thuốc lá, thuốc trừ sâu có thể gây đột biến gen tự phát.
Nếu trong gia đình nếu có 2 trẻ mắc bại não thì gia đình có thể xét nghiệm phân tử để các định gen nhạy cảm
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về những nguyên nhân bại não thường gặp ở trẻ và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi thường gặp Bại não có di truyền hay không. Nếu lỡ may bạn có con trẻ đang mắc phải bệnh bại não và chưa biết phải tìm chỗ nào để điều trị cho trẻ của mình, đừng lo lắng, hãy tìm đến nguyenkimthuy.com – lớp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ hết mình cho các bạn. Trung tâm chúng tôi được thành lập bởi các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giúp tư vấn hỗ trợ điều trị bại não tốt nhất dành cho bé yêu của bạn. Đến với trung tâm bạn hoàn toàn yên tâm về phương pháp cũng như kĩ thuật điều trị bệnh cho bé.
——————-——————-
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Kim Thuỳ
Hotline: 0983 44 66 95 – 0902 799 706
Website: http://nguyenkimthuy.com
Youtube | https://youtube.com/nguyenkimthuy
Facebook | https://goo.gl/KWwKVZ