Bệnh bại não thường gặp ở trẻ sơ sinh là một bệnh được coi là hết sức nguy hiểm hiện nay. Bệnh này gây hại rất nhiều cho sức khỏe và khả năng tư duy của trẻ, vì vậy các bậc cha mẹ nên cần có những kiến thức về căn bệnh này để giúp trẻ phát hiện và có hướng điều trị phù hợp cho trẻ bại não. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân không rõ ràng, thoảng qua không thu hút được sự chú ý của cha mẹ, nhất là những mẹ lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm. Qua bài viết chúng tôi mong các bậc cha mẹ có thể biết thêm nhiều thông tin hơn về bại não và dấu hiệu trẻ bị bại não.
Dấu hiệu trẻ bị bại não
Vậy bậc cha mẹ có thể nhận biết được những biểu hiện của bại não không, nếu được thì bằng cách nào. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bại não và dấu hiệu trẻ bị bại não để có thể phát hiện bệnh từ rất sớm.
Bại não là tình trạng bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được. Bại não do bất kỳ nguyên nhân nào cũng để lại những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, thần kinh và hành vi, trong đó rối loạn về vận động là chủ yếu. Một khi não của trẻ bị tổn thương nó sẽ khó có khả năng phục hồi lại. Những dấu hiệu trẻ bị bại não
Khi mới sinh ra:
- Khả năng tự bú rất kém, trẻ rụt hoặc lè lưỡi ra ngoài, bị sặc sữa…
- Trẻ bị bệnh bại não có dấu hiệu trí tuệ chậm phát triển, cả về vận động, 2 đùi gặp khó khăn trong việc bạnh ra, đầu gối khó duỗi thẳng sau khi gập, bàn tay không duỗi thẳng mà ngón tay sẽ ép sát vào đốt giữa của ngón trỏ và ngón giữa bàn tay. Trẻ sẽ không chủ động trong việc tự vận động. Những phản xạ không điều kiện dần bị mất đi, không còn phản xạ tự vệ hoặc không tồn tại, hoặc có thể xuất hiện một số phản xạ bệnh lý.
- Trẻ bị bại não, lưng yếu cổ mềm nhũn, cơ, khớp yếu, đầu ngẩng chậm, thăng bằng không giữ được, ngửa cổ hoặc ưỡn lưng, chi xoắn vặn cứng khớp, cơ bị co cứng và kích thích nếu bị nằm ở một tư thế nhất định.
- Trẻ có khuôn mặt tròn, đầu to quá hoặc nhỏ hơn bình thường, hộp sọ bị biến dạng, cấu trúc ở mắt, vành tai bị biến dạng, sụp mí, lác mắt, nhãn cầu rung giật, tủy sống thoát vị, cột sống dị dạng.
- Thần kinh bị rối loạn, quấy khóc, hoặc kém linh hoạt, có thể li bì….
Khi trẻ lớn:
- Dễ nhận biết nhất ở trẻ bị bại não là các rối loạn dáng đi như đi lệch, đi với hai đầu gối chụm khép chặt vào nhau kèm theo co cứng cơ.
- Chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân, đi bằng cả hai mũi chân. Đi xiêu vẹo, run rẩy không vững, dễ bị ngã.
- Tập đi muộn, đi lạch bạch, hay ngã, bàn chân phẳng. Chậm hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi trong các bước phát triển: lẫy, bò, ngồi, đứng, đi.
- Thờ ơ kém nhận thức, như không biết lạ quen, không biết biểu lộ tình cảm, chậm nói, không đáp ứng với tiếng gọi, tiếng động, đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được tất cả.
Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bại não không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được
Nguyên nhân khiến trẻ bị bại não
Tổn thương gây ra chứng bại não có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, thường sẽ rơi vào thời điểm sắp sinh, nhưng cũng nhiều phần trường hợp xảy ra ở thời gian những năm đầu sau sinh.
- Trẻ bị bại não do sinh non: nguyên nhân hàng đầu gây bại não ở Mỹ chiếm 40 – 50%. Tuổi thai 32 – 37 tuần nguy cơ bại não tăng gấp 5 lần, dưới 28 tuần nguy cơ co thể tăng lên gấp 50 lần.
- Trẻ bị bại não do đa thai: sanh đôi nguy cơ bại não tăng gấp 4 lần, sanh ba nguy cơ này gấp 18 lần
- Người mẹ bị nhiễm khuẩn trong lúc mang thai có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não ở trẻ sơ sinh sau khi sinh.
- Sau khi sinh: Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương bên ngoài, trúng độc, xuất huyết nội sọ và ngạt nặng. Trẻ mới sinh bị co giật, trẻ có cân nặng dưới 2500g cần phải được chăm sóc đặc biệt, trẻ ở trạng thái bị ức chế là những nhân tố gây nên bại não.
Nhân tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bại não
>>>Có thể bạn cần biết: Làm sao biết được trẻ mắc chứng bại não và ảnh hưởng của bệnh ở trẻ?<<<
Phân loại bệnh bại não
Bại não có nhiều dạng mỗi dạng sẽ có những biểu hiện khác nhau, do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường. Tùy thuộc vào từng biểu hiện mà có thể chia bại não thành 3 loại sau:
- Bại não liệt cứng: chiếm phần lớn các trường hợp mắc bại não. Liệt cứng tức là các cơ đều bị co cứng lại, khó cử động hoặc không thể cử động. Trẻ có thể bị liệt 2 chi dưới, liệt nửa người, thậm chí là liệt tứ chi, liên quan đến cả miệng và lưỡi khiến trẻ bị câm không thể nói chuyện.
- Bại não thể loạn động: chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong tổng số các trường hợp. Biểu hiện của trẻ bị bại não thể này là các trương lực cơ không ổn định, khi thì cử động chậm chạp, khi thì giật giật, cả đáng đứng dáng ngồi của trẻ cũng không được bình thường. Trẻ còn bú thì hay sặc sữa, trẻ ăn thì bị khó nuốt và khó biết nói.
- Bại não thể thất điều: chiếm tỷ lệ thấp nhất, trẻ có thể đi được nhưng không vững, các hoạt động liên quan đến sự phối hợp thì gặp nhiều khó khăn, không giống như trẻ bình thường.
Trẻ bị bại não bị ngu ngơ kém phản xạ chậm phát triển tư duy nhận thức đối với xung quanh
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh bại não là như thế nào và các dấu hiệu trẻ bị bại não cho các bậc cha mẹ tham khảo. Tình trạng bại não nếu được phát hiện điều trị sớm sẽ cải thiện đáng kể, không những thế nếu điều trị đúng phương pháp bệnh còn có những chuyển biến rất tích cực. Lớp vật lý trị liệu nguyenkimthuy.com được sáng lập bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bệnh bại não của bé tiến triển khả quan hơn. Nếu bạn thắc mắc gì về bại não và hướng điều trị hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.
——————-——————-
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Kim Thuỳ
Hotline: 0983 44 66 95 – 0902 799 706
Website: http://nguyenkimthuy.com
Youtube | https://youtube.com/nguyenkimthuy
Facebook | https://goo.gl/KWwKVZ