Hiện nay, số trường hợp trẻ sơ sinh mắc các dị tật bẩm sinh ngay từ lúc sinh hoặc biến chứng sau khi sinh rất nhiều. Có thể thấy một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ như: chân vòng kiềng, bại não và đặc biệt thường gặp nhất là tật vẹo cổ. Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh hiếm, chúng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và gây mất thẩm mĩ cho cơ thể bé khi lớn lên. Để hiểu rõ hơn về tật vẹo cổ như dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ, nguyên nhân và cách điều trị, xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ
Vẹo cổ là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 0 tới 6 tháng tuổi, tỉ lệ mắc ở trẻ trai và gái gần như là bằng nhau. Dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ không khó nhận biết, chủ yếu là các dấu hiệu xuất hiện từ bên ngoài có thể quan sát bằng mắt thường. Nguyên nhân của tật vẹo cổ thường thấy ở trẻ gồm có hai nguyên nhân chính: do tư thế thai nhi trong bụng mẹ và do u cơ ức đòn chũm. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, ngoài việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, phương pháp điều trị bằng vật lí trị liệu cũng được áp dụng rất nhiều.
Tật vẹo cổ ở trẻ nhỏ (hay còn gọi là tật cổ xoay) là tình trạng trẻ có đầu nghiêng sang một bên và cằm nghiêng theo hướng ngược lại. Dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ thường gặp là đầu nghiêng sang một bên, thường nhìn qua một bên vai thay vì xoay đấu để quan sát chuyển động, thích bú một bên vì bú bên còn lại có thể sẽ làm bé khó chịu, xoay đầu khó khăn và bé thất vọng khi không làm được việc này. Ví dụ, trẻ bị vẹo cổ bên phải, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên phải và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên trái. Ở cổ trẻ xuất hiện những vết sưng hay u nhỏ được gây ra bởi u cơ ức đòn chũm. Khi có những dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ như trên, bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa để được khám và tư vấn kỹ hơn.
Tật vẹo cổ là tình trạng trẻ có đầu nghiêng sang một bên và cằm nghiêng theo hướng ngược lại
Nguyên nhân gây nên tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
Như đã giới thiệu, có hai nguyên nhân chính thường gặp gây nên tật vẹo cổ ở trẻ đó là do tư thế thai nhi trong bụng mẹ và do u cơ ức đòn chũm. Tư thế trong bào thai hay do tư thế chăm sóc chưa đúng của cha mẹ sẽ tạo thuận lợi cho trẻ chỉ duy trì tư thế đầu và cổ nghiêng về một phía. Từ đó dẫn đến hình thành thói quen ở trẻ, dần về sau sẽ dẫn đến tật vẹo cổ không mong muốn. U cơ ức đòn chũm là hiện tượng xuất hiện một khối u trên vùng cơ ức đòn chũm thuộc các nhóm cơ cổ bên.
Điều này sẽ làm cho chức năng cơ ức đòn chũm bị hạn chế, cơ ức đòn chũm của trẻ bị co thắt lại, và kéo cổ của trẻ nghiêng qua một bên. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm thì cơ ức đòn chũm của trẻ sẽ bị co rút, cột sống cổ bị biến dạng, để lại di chứng vẹo cổ vĩnh viễn về sau, và cần phải can thiệp phẫu thuật để chỉnh sửa. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ, có thể áp dụng phương pháp vật lí trị liệu thay vì phương pháp phẫu thuật vì phẫu thuật sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của ở trẻ.
Biết được nguyên nhân của bệnh vẹo cổ, cha mẹ có thể có những biện pháp phòng tránh để con em mình tránh mắc phải dị tật này
>> Có thể bạn cần biết: Thói quen giúp phòng chống tật vẹo cổ ở trẻ<<
Phương pháp điều trị tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh bằng vật lí trị liệu
Phương pháp vật lí trị liệu là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị tật vẹo cổ ở trẻ. Ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ, ta có thể áp dụng phương pháp vật lí trị liệu để điều trị vì phương pháp này mang lại hiệu quả cao, ít tốn kém, ít gây đau đớn và đặc biệt không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ như phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Nó tập trung cải thiện kĩ năng vận động kết hợp việc đánh giá cử động cổ. Vận dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng còn giúp khắc phục được những hoạt động ức chế tư thế khác nữa thường gặp ở trẻ mắc bệnh vẹo cổ bẩm sinh, đồng thời thúc đẩy phát triển khả năng các vận động bình thường.
Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng nhất có thể kể đến như: duy trì tư thế đúng khi sinh hoạt (khi ngủ, khi ẵm trẻ,…), thực hiện các bài tập kéo dãn cơ ức đòn chũm, cho trẻ thực hiện các bài tập để làm mạnh cơ ức đòn chũm đối bên, và kích thích cho trẻ tự chỉnh tư thế đầu về vị trí đúng.
Điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu ít gây đau đớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Trên đây là một số chia sẻ về dấu hiệu trẻ bị vẹo cổ, nguyên nhân và cách điều trị tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp vật lí trị liệu. Vật lí trị liệu là một phương pháp điều trị thuộc chuyên ngành lâm sàng được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý thực hiện cho trẻ ở nhà mà không có sự hướng dẫn của các y bác sĩ. Nếu bạn có con trẻ đang mắc phải tật vẹo cổ kể trên, hãy tìm đến nguyenkimthuy.com – lớp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh. Các bác sĩ chuyên khoa cũng như các chuyên viên kĩ thuật sẽ tiến hành thủ tục khi bé ở trạng thái không chống cự để có kết quả tốt nhất.
Trung tâm chúng tôi được thành lập bởi các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giúp tư vấn hỗ trợ điều trị tật vẹo cổ tốt nhất dành cho bé yêu của bạn. Đến với trung tâm bạn hoàn toàn yên tâm về phương pháp cũng như kĩ thuật điều trị bệnh cho bé.
————————————
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Kim Thuỳ
Hotline: 0983 44 66 95 – 0902 799 706
Website: http://nguyenkimthuy.com
Youtube | https://youtube.com/nguyenkimthuy
Facebook | https://goo.gl/KWwKVZ