TRANG CHỦ / ĐIỀU TRỊ BẠI NÃO / Chia sẻ với các bậc cha mẹ một số thông tin về bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ với các bậc cha mẹ một số thông tin về bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Bệnh bại não ở trẻ sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm mãn tính, bệnh bại não có thể xảy ra khi trẻ vẫn trong bụng mẹ, sau sinh và khi sinh. Tuy không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng nếu ta quan sát kĩ trẻ ngay từ khi sinh thì sẽ phát hiện được bệnh. Bệnh này gây hại rất nhiều cho sức khỏe và khả năng tư duy của trẻ, vì vậy các bậc cha mẹ nên cần có những kiến thức về căn bệnh này để giúp trẻ phát hiện và có hướng điều trị phù hợp cho trẻ bại não. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về căn bệnh bại não ở trẻ sơ sinh qua bài viết này.

 

Các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ đã có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây bại não ở trẻ. Vậy bại não là gì và hướng điều trị như thế nào cho hợp lí? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bại não ở trẻ sơ sinh bằng những thông tin dưới đây.

 

Bại não ở trẻ sơ sinh là gì?

Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được. Nói một cách khác, bại não ở trẻ sơ sinh là một bệnh tĩnh, nghĩa là các tổn thương đã định hình và không tiến triển xấu hơn nữa khác với các tình trạng tổn thương thần kinh có triệu chứng tâm thần vận động sẽ càng ngày càng nặng hơn. Trẻ bị bại não ở trẻ sơ sinh thì việc cấp bách là phát hiện ra sớm và phục hồi chức năng của trẻ.

Các triệu chứng của bại não có thể nhẹ nhàng hoặc rất nặng nề ở các trẻ khác nhau tùy theo tổn thương não nhưng ở một trẻ nhất định thì triệu chứng không nặng lên khi trẻ lớn hơn. Nếu được điều trị, phần lớn trẻ bị bại não có những biến chuyến rất khả quan. Bại não biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động, và có thể các rối loạn đi kèm khác về trí tuệ, giác quan và hành vi.

bại não ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị bại não ở trẻ sơ sinh thì việc cấp bách là phát hiện ra sớm và phục hồi chức năng của trẻ

 

Nguyên nhân gây bệnh bại não

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não ở trẻ sơ sinh được chia theo 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi sinh, trong thai kỳ và sau khi sinh:

  • Trước khi sinh: Một số nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai như rubella (sởi Đức), vi-rút cự bào (nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ) và toxoplasmosis (một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ) có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não ở trẻ sơ sinh sau này. Trong thời gian thai kì mẹ lạm dụng thuốc hay hóa chất tác động tiêu cực tới sự phát triển não bộ của bé.
  • Trong thai kỳ: Sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não gây tổn thương các tổ chức đang phát triển của não hoặc gây nên chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất. Ngoài ra, khó sinh, thời gian sinh quá dài, dây rốn quấn cổ, cuống rốn rụng sớm, nhau tiền đạo, tắc nước ối và hội chứng hít phân su… dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho não của thai nhi, ngạt thở, trẻ quá to hoặc trẻ thiếu cân, sinh non chưa phát triển đầy đủ, bị thương khi sinh đều là một trong những nhân tố gây bại não ở trẻ sơ sinh.
  • Sau khi sinh: Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương bên ngoài, trúng độc, xuất huyết nội sọ và ngạt nặng. Trẻ mới sinh bị co giật, trẻ có cân nặng dưới 2500g cần phải được chăm sóc đặc biệt, trẻ ở trạng thái bị ức chế là những nhân tố gây nên bại não. Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác hoặc trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong hai năm đầu tiên của đời sống ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não…cũng làm tăng nguy cơ bại não.
  • Nhân tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bại não ở trẻ sơ sinh. 65% người thân của người bại não có tiền sử bị động kinh, bại não và thiểu năng.

bại não ở trẻ sơ sinh

Nhân tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bại não ở trẻ sơ sinh

>>>Có thể bạn cần biết: Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị bại não và những phương pháp điều trị<<<

 

Những biểu hiện của bại não ở trẻ

Sau khi sinh trẻ rất mềm và yếu ớt nhất là ở những trẻ đẻ non, đẻ khó, trẻ đẻ ngạt, ngạt nắng, đẻ thiếu cân và bị mổ đẻ. Vì vậy những đứa trẻ sau khi sinh có cân nặng dưới 2,5kg đều được chăm sóc đặc biệt để có thể ngăn chặn được nguy cơ bại não ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số biểu hiện ở trẻ bị bại não:

  • Khả năng tự bú rất kém, trẻ rụt hoặc lè lưỡi ra ngoài, bị sặc sữa…
  • Trẻ bị bệnh bại não có dấu hiệu trí tuệ chậm phát triển, cả về vận động, 2 đùi gặp khó khăn trong việc bạnh ra, đầu gối khó duỗi thẳng sau khi gập, bàn tay không duỗi thẳng mà ngón tay sẽ ép sát vào đốt giữa của ngón trỏ và ngón giữa bàn tay. Trẻ sẽ không chủ động trong việc tự vận động. Trẻ đến 5 tháng tuổi vẫn không thể đưa ra để cầm nắm một số vật như những trẻ bình thường khác. Những phản xạ không điều kiện dần bị mất đi, không còn phản xạ tự vệ hoặc không tồn tại, hoặc có thể xuất hiện một số phản xạ bệnh lý.
  • Trẻ bị bại não, lưng yếu cổ mềm nhũn, cơ, khớp yếu, đầu ngẩng chậm, thăng bằng không giữ được, ngửa cổ hoặc ưỡn lưng, chi xoắn vặn cứng khớp, cơ bị co cứng và kích thích nếu bị nằm ở một tư thế nhất định.
  • Trẻ có khuôn mặt tròn, đầu to quá hoặc nhỏ hơn bình thường, hộp sọ bị biến dạng, cấu trúc ở mắt, vành tai bị biến dạng, sụp mí, lác mắt, nhãn cầu rung giật, tủy sống thoát vị, cột sống dị dạng.
  • Thần kinh bị rối loạn, quấy khóc, hoặc kém linh hoạt, có thể li bì….

bại não ở trẻ sơ sinh

Những biểu hiện rõ ràng cho thấy trẻ bị mắc bệnh bại não khi còn nhỏ

Tình trạng bại não nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cải thiện đáng kể, không những thế nếu điều trị đúng phương pháp bệnh còn có những chuyển biến rất tích cực. Lớp vật lý trị liệu nguyenkimthuy.com được sáng lập bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bệnh bại não của bé tiến triển khả quan hơn. Nếu bạn thắc mắc gì về bại não và hướng điều trị hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.

——————-——————-

CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Kim Thuỳ
Hotline: 0983 44 66 95 – 0902 799 706
Website: http://nguyenkimthuy.com
Youtube | https://youtube.com/nguyenkimthuy
Facebook | https://goo.gl/KWwKVZ

Điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902799706